Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản”
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong ngành than - khoáng sản, ngày 27 tháng 10 năm 2023, tại Quảng Ninh, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) tổ chức Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản”.
Trong thời gian qua, ngành than - khoáng sản, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã luôn cố gắng thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện qua việc chất lượng môi trường tại các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản đã được cải thiện rõ rệt, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực và các sự cố môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường luôn được Lãnh đạo Tập đoàn và Lãnh đạo các đơn vị thành viên quan tâm, ưu tiên thực hiện, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đỗ Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục ATMT cho rằng ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nói chung và lĩnh vực khai thác than nói riêng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển. Bên cạnh những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, chúng ta cần nhìn nhận rằng ngành khai thác và chế biến khoáng sản cũng gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, điển hình là việc chiếm dụng đất, suy giảm đa dạng sinh học và thảm thực vật, phát thải khí nhà kính và các phát sinh các loại chất thải đặc thù như quặng đuôi, bùn đỏ, đất đá thải,...
Bà Đỗ Phương Dung, Phó Cục trưởng, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc hội nghị.
Từ năm 2020 đến nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường bắt đầu có hiệu lực từ năm 2022, theo đó các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách, quy định mới về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các quy định về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, kiểm kê khí nhà kính, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, ứng phó sự cố môi trường, v.v. Đến thời điểm hiện tại, tuy đã được triển khai thực hiện gần 02 năm, nhưng một số quy định vẫn còn tồn tại những vướng mắc nhất định, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình áp dụng thực tiễn.
“Cục ATMT tin tưởng rằng, với sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị cùng những thông tin, kinh nghiệm liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường sẽ được các diễn giả trao đổi và chia sẻ tới Hội nghị ngày hôm nay, Hội nghị sẽ đạt kết quả cao, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. Từ đó, Cục ATMT sẽ tổng hợp, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để phù hợp với thực tiễn”, Phó Cục trưởng Cục ATMT Đỗ Phương Dung nhấn mạnh.
Toàn cảnh hội nghị.
Tại Hội nghị, các Báo cáo viên thuộc Cục ATMT đã trình bày một số quy định mới về Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định số 08/2022, Thông tư số 02/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Ông Vũ Ngọc Hưng phổ biến các quy định mới về bảo vệ môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
Ông Đinh Văn Tôn: Cập nhật những quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ông Đỗ Thiện Bằng, Phó trưởng Ban Môi trường – TKV: Cập nhật những quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sau phần trình bày của báo cáo viên, Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những vấn đề thực tiễn tại các đơn vị trong việc thực hiện Nghị định 08/2022/NĐ-CP đối với doanh nghiệp ngành than.
Trong thời gian qua, ngành than - khoáng sản, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã luôn cố gắng thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện qua việc chất lượng môi trường tại các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản đã được cải thiện rõ rệt, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực và các sự cố môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường luôn được Lãnh đạo Tập đoàn và Lãnh đạo các đơn vị thành viên quan tâm, ưu tiên thực hiện, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đỗ Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục ATMT cho rằng ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nói chung và lĩnh vực khai thác than nói riêng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển. Bên cạnh những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, chúng ta cần nhìn nhận rằng ngành khai thác và chế biến khoáng sản cũng gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, điển hình là việc chiếm dụng đất, suy giảm đa dạng sinh học và thảm thực vật, phát thải khí nhà kính và các phát sinh các loại chất thải đặc thù như quặng đuôi, bùn đỏ, đất đá thải,...
Bà Đỗ Phương Dung, Phó Cục trưởng, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc hội nghị.
Từ năm 2020 đến nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường bắt đầu có hiệu lực từ năm 2022, theo đó các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách, quy định mới về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các quy định về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, kiểm kê khí nhà kính, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, ứng phó sự cố môi trường, v.v. Đến thời điểm hiện tại, tuy đã được triển khai thực hiện gần 02 năm, nhưng một số quy định vẫn còn tồn tại những vướng mắc nhất định, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình áp dụng thực tiễn.
“Cục ATMT tin tưởng rằng, với sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị cùng những thông tin, kinh nghiệm liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường sẽ được các diễn giả trao đổi và chia sẻ tới Hội nghị ngày hôm nay, Hội nghị sẽ đạt kết quả cao, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. Từ đó, Cục ATMT sẽ tổng hợp, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để phù hợp với thực tiễn”, Phó Cục trưởng Cục ATMT Đỗ Phương Dung nhấn mạnh.
Toàn cảnh hội nghị.
Tại Hội nghị, các Báo cáo viên thuộc Cục ATMT đã trình bày một số quy định mới về Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định số 08/2022, Thông tư số 02/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Ông Vũ Ngọc Hưng phổ biến các quy định mới về bảo vệ môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
Ông Đinh Văn Tôn: Cập nhật những quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ông Đỗ Thiện Bằng, Phó trưởng Ban Môi trường – TKV: Cập nhật những quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sau phần trình bày của báo cáo viên, Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những vấn đề thực tiễn tại các đơn vị trong việc thực hiện Nghị định 08/2022/NĐ-CP đối với doanh nghiệp ngành than.